Wednesday, February 26, 2014

Sử dụng điều hòa đúng cách và tiết kiệm điện (kỳ I)

Trong thời tiết nóng nực như thế này mới thấy giá trị của điều hòa nhiệt độ. Tuy nhiên để sử dụng đúng cách thì không phải ai cũng biết. Sử dụng điều hòa nhiệt độ một cách khoa học giúp bạn tiết kiệm điện năng tiêu thụ, nâng cao tuổi thọ thiết bị và đặc biệt là không bị "tác dụng phụ không mong muốn của điều hòa" gây ra. Vậy sử dụng như thế nào là đúng cách và tiết kiệm điện
 
I. Sử dụng điều hòa đúng cách
1.Khi điều khiển chập chờn (Lúc được, lúc không), hoặc không hoạt động?
-Kiểm tra pin của điều khiển từ xa
-Nếu pin còn tốt: gọi điện tới Trung tâm bảo hành để được giúp đỡ (Có thể mang điều khiển đến trung tâm Bảo Hành để kiểm tra
  
2.Khi điều hoà làm lạnh kém? 
Kiểm tra sơ bộ tình trạng máy:
-Vị trí lắp máy (hướng lắp máy bị ánh nắng mặt trời chiếu vào không giải nhiệt được hoặc không gian lắp máy chật chội nên không giải nhiệt được)
-Tình trạng vệ sinh của máy 
-Diện tích phòng đang sử dụng
-Kiểm tra điện áp cấp cho máy ( từ 200V – 240V)
-Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ 

3.Khi sưởi kém?
-Kiểm tra tình trạng vệ sinh của máy, nếu máy bẩn cần vệ sinh
-Kiểm tra diện tích phòng đang sử dụng
-Kiểm tra điện áp cấp cho máy( từ 200V – 240V)
-Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ

4.Máy bị rò nước?
-Kiểm tra đường nước thải xem có bị tắc hoặc nhiều đoạn bị gấp khúc
-Vệ sinh đường nước thải.
-Gọi điện tới trung tâm bảo hành để được giúp đỡ.

5. Dàn bay hơi có tuyết bám?
Nguyên nhân:
-Nhiệt độ không khí bên ngoài quá lạnh
-Nhiệt độ không khí trong phòng quá lạnh
-Tấm lọc không khí bị bẩn, bí, tuần hoàn gió qua dàn bay hơi bị ngưng trệ
-Quạt dàn bay hơi quá yếu
-Cần kiểm tra và điều chỉnh lại các chế độ vận hành trên ví dụ, kiểm tra quạt, tấm lọc không khí, vệ sinh tấm lọc, điều chỉnh lại thermôstat lên nấc cao hơn
6. Máy làm việc bình thường nhưng quá ồn? 
-Cân bằng của quạt không tốt, động cơ quạt có trục trặc, khô dầu mỡ, lệch trục, cánh quạt có thể quệt vào hộp gió. Cần kiểm tra quạt trước tiên vì là bộ phận dễ gây ra tiếng ồn nhất.
-Khi hoạt động máy bị rung do quạt và máy nén rung. Các ống nối hoặc ống dẫn có thể bị chạm vào vỏ . Có thể uốn đoạn ống đó dịch ra hoặc dùng xốp, cao xu ép chặt vào vỏ hoặc vào thành máy.
-Tiếng ồn có thể do một vài tấm ốp bị lỏng viết, tháo vỏ ra cho chạy dùng tay giữ từng chi tiết để phát hiện và khắc phục chỗ gây ồn
-Động cơ quạt bị mòn bạc phải thay bạc mới hoặc động cơ mới
-Động cơ máy nén và máy nén bị “dão” hoặc trục trặc cũng gây ra tiếng ồn. Trường hợp này phải thay máy nén mới.

7. Chọn công suất máy lạnh cỡ nào cho phù hợp với gia đình?
-Việc này còn tùy thuộc vào không gian của mỗi căn phòng, phòng có bị  “hấp thu” nhiệt lượng mặt trời nhiều hay ít, hướng đông hay tây, vật dụng trong phòng có nhiều không? Trung bình thường sử dụng loại có công suất 1 ngựa (HP) cho căn phòng có thể tích 45m3 là vừa đủ.

8. Máy lạnh thường bị hỏng ở bộ phận nào? 
-Máy lạnh thường hư board mạch điều khiển dàn nóng. Vì không làm vệ sinh máy tốt, hoặc nhiều khi tháo ra làm vệ sinh chùi rửa máy gắn lại không đúng chỗ gây cảm biến nhiệt cũng gây hư. Do đó việc vệ sinh máy lạnh khá quan trọng, việc chùi rửa cả dàn nóng và lạnh. Ở dàn lạnh, có thể tháo mặt nạ và lưới lọc bụi bên trong để chùi rửa. Cần vệ sinh định kì 3 tháng/lần, tùy môi trường nơi đặt máy, mức độ ô nhiễm có đậm đặc hay không?

9. Thỉnh thoảng máy lạnh có hiện tượng nước chảy, nhỏ xuống? 
-Có thể do nghẹt ống thoát nước hay đặt máy nghiêng chúc vào phía trong nhà.
-Khi lắp đặt phải cân cho máy thăng bằng cũng như gắn máy vững vàng tránh để máy không lay, lệch. Nhất là dàn nóng của máy 2 cục cần đặt ổn định, chắc chắn và chọn nơi thích hợp vì cục nóng có chứa máy và quạt giải nhiệt họat động liên tục.

10. Tại sao máy chạy nhưng không được lạnh bình thường? 
-Có nhiều nguyên nhân như bị xì gas, yếu bơm, dàn nóng lạnh bị bám bẩn, hay quạt không giải nhiệt được. Xì ga có thể do rắc-co nối bị hở, van hỏng hoặc vì va chạm dẫn đến ống đống ống ga bị hư. Hiện tượng yếu bơm là nén không được mạnh, block nén đã yếu, có thể thay bộ phận bơm ở block máy hoặc phải thay luôn block. Quạt không chạy cũng dẫn đến hiệu suất làm lạnh yếu và như vậy kéo theo việc dễ bị hư block máy và mạch điều khiển. Do đó, cần phải vệ sinh và kiểm tra định kỳ để phát hiện, nếu quạt giải nhiệt kêu phải kịp thời thay bạc đạn.

11. Sử dụng và bảo quản điều hoà?
-Một hiện tượng thường gặp khi sử dụng máy điều hòa: khi không sử dụng thường xuyên, không khí trong phòng có thể bị ủ độc, làm nhiều người khi mới bước vào phòng thường bị choáng váng, hắt hơi, sổ mũi. Đó là do khi máy không hoạt động độ ẩm trong phòng tăng lên khiến các vi khuẩn, vi nấm phát triển. Phòng lắp máy điều hòa phải luôn được giữ khô ráo (độ ẩm tốt nhất là từ 30 - 60%) để các loại vi khuẩn vi nấm không có điều kiện phát triển. Khi máy không hoạt động, trước khi vào phòng cần mở cửa cho phòng thoáng, sáng rồi mới mở máy lại. Thường xuyên hút bụi, làm vệ sinh phòng ốc sạch sẽ, lau rửa tường và trần nhà. Phòng lắp máy điều hòa phải được thiết kế sao cho có sự trao đổi không khí với bên ngoài một cách tối đa. Các thiết bị thải ra chất hữu cơ bay hơi (như máy photocopy, fax, laser) phải được đặt ở nơi thông thoáng và lau chùi bảo dưỡng thường xuyên. Hạn chế tối đa việc sử dụng máy điều hòa nếu thấy không cần thiết, nhất là đối với người cao tuổi. Trong quá trình sử dụng, máy điều hòa cần được bảo dưỡng thường xuyên, bằng cách: tháo vỏ ngoài của máy, lấy khăn mỏng lau các bộ phận làm lạnh, thiết bị sấy, cánh quạt, motor điện, dùng máy hút bụi hút hết bụi trong máy. Chú ý khi lau không va chạm làm ảnh hưởng đến các thiết bị điện tử và tấm tản nhiệt. Đối với bộ phận lọc khí trong quá trình sử dụng, thông thường 1 tháng phải lau rửa một lần hoặc nhiều lần với môi trường nhiều bụi bẩn. Rửa bằng nước sạch pha thêm một chút xà phòng rồi lau khô bằng vải mềm. Nếu máy sử dụng liên tục thì phải nhỏ dầu khoảng 2 - 3 lần/năm vào quạt gió và motor điện.

 12. khi sử dụng điều hòa
-Nên tắt điều hòa bằng điều khiển từ xa trước khi tắt nguồn điện, chỉ nên bật lại điều hòa sau khi tắt ít nhất 10 phút để tránh hiện tượng sốc gas. Tối kỵ việc tắt bật liên tục, hiện nay các điều hòa đều có cơ chế tự động bật tắt khi nhiệt độ phòng ở mức hợp lý. 
su dung dieu hoa

-Nếu không sử dụng lâu ngày thì nên tắt hẳn nguồn điện tới điều hòa để tránh hiện tượng nguồn điện không ổn định gây tác động xấu đến các mạch điện tử.
-Không nên để nhiệt độ trong phòng điều hòa quá chênh lệnh so với nhiệt độ ngoài trời. Theo khuyến cáo chỉ nên chênh lệch dưới 10 độ C (tốt nhất là 7 độ) và không nên dưới 20 độ C. Ví dụ nhiệt độ ngoài trời là 36 độ, nhiệt độ trong phòng nên đặt ở mức 26 - 28 độ
-Tránh tiếp xúc ngay với điều hòa khi cơ thể đang đẫm mồ hôi do vận động vì có thể bị cảm giác ớn lạnh, khô môi khô họng, nếu cơ thể yếu có thể bị ốm
-Đóng kín phòng khi sử dụng điều hòa để tránh thoát nhiệt dẫn đến điều hòa phải chạy liên tục, tiêu tốn điện năng. Khi tắt điều hòa, mở cửa để đảm bảo thông khí.  

13. Các điều cần làm, tránh khi sử dụng điều hòa ( nhất là nhà có trẻ em )
*Rất nhiều gia đình sử dụng điều hoà nhiệt độ. Nhưng bạn có biết, máy lạnh, điều hoà và cả quạt máy nữa đều có nguy cơ cao gây ra các bệnh hô hấp ở các bé nhỏ. Vậy cần làm và cần tránh những gì để bảo vệ sức khỏe cho trẻ nhỏ.*

Cần làm:
- Sử dụng công nghệ S-Plasma Ion
  •  Mối lo ngại hơn cả là người ở trong môi trường điều hòa lâu có thể nhiễm các bệnh về đường hô hấp. Độ ẩm cao của máy điều hòa nhiệt độ chính là môi trường thuận lợi để các virus phát triển và lây lan nhanh hơn môi trường bình thường. Để hạn chế điều này, người tiêu dùng còn có thể áp dụng công nghệ vô hiệu hóa các loại virus nguy hiểm này trong một số dòng điều hòa hiện có trên thị trường, như tính năng Virus Doctor. (Đây là một công nghệ mới đáng chú ý đang được các hãng sản xuất máy lạnh nổi tiếng  áp dụng trong các dòng máy điều hòa Smart Inverter. Công nghệ S-Plasma ion tạo ra số lượng khổng lồ các ion hoạt tính chủ động trung hòa các virus, vi khuẩn và các tác nhân gây hại cho sức khỏe thành nước vô hại. Công nghệ này giúp dòng máy điều hòa mới Smart Inverter cung cấp một không gian hoàn toàn trong lành cho môi trường tại nhà hoặc những nơi yêu cầu cao về không khí trong lành, sạch khuẩn như cơ sở y tế hay những nơi công cộng)
 -Cần thường xuyên vệ sinh điều hòa và vệ sinh phòng. Chú ý về việc vệ sinh máy điều hòa định kỳ, tránh các loại nấm mốc, mầm bệnh lưu trú trong máy. Nếu không, điều hòa lại trở thành nguồn gốc phát sinh bệnh cho trẻ. Phòng bật điều hòa thường xuyên cũng phải được dọn dẹp sạch sẽ. Khi không bật điều hòa thì nên mở cửa phòng cho thoáng khí và hạn chế ẩm mốc trong phòng phát triển.
-Thường xuyên bảo dưỡng điều hòa để giúp nâng cao tuổi thọ cũng như hạn chế bụi và nhất là các vi khuẩn, nấm mốc lưu trú trong điều hòa gây hại cho sức khỏe. 
-Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là trong thời tiết nóng bức và trẻ ở phòng điều hòa nhiều để tránh hiện tượng mất nước, vì thực chất độ ẩm trong phòng điều hoà rất thấp, dễ gây khô cổ và thiếu nước cho trẻ. Hiện tượng mất nước nghe thì đơn giản nhưng chính nó là nguy cơ gây suy giảm cơ chế bảo vệ đường thở ở trẻ nhỏ.
-Ngoài ra, nên nhỏ mũi thường xuyên cho trẻ bằng dung dịch nước muối sinh lý để giữ độ ẩm cần thiết trong cơ thể, tránh khô mũi. Cho trẻ ăn những loại thức ăn, đồ uống giải nhiệt như nước cam nước chanh, bột sắn dây. Nếu cho trẻ ngủ trong phòng điều hoà thì hãy đắp cho trẻ một tấm chăn mỏng, đặc biệt chú ý che kín vùng bụng, tránh sau khi trẻ ngủ say lỗ chân lông giãn nở và bị cảm lạnh.
dieu hoa 300x212 Sử dụng thiết bị điều hòa đúng cách để tránh bệnh hô hấp cho bé.

Cần tránh: 
-Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột: khi trẻ ở ngoài nắng về, ra nhiều mồ hôi, tránh cho trẻ vào ngay phòng dùng điều hòa quá lạnh. Nên lau khô mồ hôi cho trẻ, để trẻ ngồi một lát ở phòng không bật điều hòa khoảng 15 – 20 phút rồi mới để trẻ vào phòng bật điều hòa. Nên để nhiệt độ điều hòa ở phòng bé khoảng 27 – 28 độ để tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột hoặc sự chênh lệch nhiệt độ quá nhiều.
-Không nên để trẻ ngồi trước máy điều hòa quá lâu: ngồi trong phòng có máy điều hòa cả ngày là điều hoàn toàn không nên. Khi bước ra ngoài, cơ thể sẽ cảm thấy cực kì khó chịu, chưa kể gây ra hiện tượng khô da, luôn thấy khát nước. Cho các trẻ nhỏ ở trong phòng điều hòa quá 4 giờ liên tục thường làm da khô, họng khô dễ khiến trẻ bị ho hoặc cảm.

No comments:

Post a Comment